Nữ doanh nhân Nguyễn Minh Nguyệt và tấm lòng tham gia thiện nguyện

Nữ doanh nhân Nguyễn Minh Nguyệt

Tình hình dịch bệnh căn thẳng, những tấm lòng chung tay để hỗ trợ người dân vượt qua đại dịch luôn được nhiều người ủng hộ và yêu quý. Nữ doanh nhân Nguyễn Minh Nguyệt, khi biết tin nhiều người dân phải chịu cảnh thất nghiệp, đói kém vì dịch bệnh, cô đã không kìm được lòng mà quyết tâm tham gia vào công việc thiện nguyện để mong phần nào đóng góp cho người dân đi qua hoàn cảnh khó khăn lúc này, hãy cùng latuste.com theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về nữ doanh nhân này nhé.

Chị Nguyễn Minh Nguyệt là ai?

Chị Nguyễn Minh Nguyệt tốt nghiệp trường sân khấu điện ảnh. Từng làm biên tập viên đài truyền hình. Nhưng chị chuyển sang hướng kinh doanh và bén duyên với nó. Năm 23 tuổi, chị bắt đầu về Củ Chi lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Bắt đầu với số tiền ít ỏi và ý chí của tuổi trẻ. Có những chuỗi ngày chị làm việc liên tục đến 6 giờ sáng. Ngủ được một chút lại tiếp tục lao đầu vào công việc.

Nguyễn Minh Nguyệt tốt nghiệp trường sân khấu điện ảnh
Nguyễn Minh Nguyệt tốt nghiệp trường sân khấu điện ảnh

Từ nhỏ đã phải sống chung với bà ngoại, sớm lo toan chuyện cơm áo nên Minh Nguyệt rất có tinh thần tự lập. Những cơ cực ngày bé đã rèn dũa nên một Minh Nguyệt đầy kiên cường và bản lĩnh, luôn cố gắng vừa học vừa làm để trang trải chi phí, phụ giúp gia đình. Mặc dù vậy, thành tích học tập của chị vẫn rất tốt, đã từng trở thành Á hậu II của cuộc thi Triển vọng Điện ảnh Toàn Quốc năm 2000.

Nhờ đó mà khi tốt nghiệp lớp 12, chị thi đậu 4 trường: Đại học Sư phạm, Đại học Du lịch Văn Hiến, Đại học Sân khấu Điện ảnh và Trung học Phát thanh – Truyền hình.

Nếu dư 100 triệu, anh cho em làm từ thiện

Chị tình cờ đọc bài viết của một nghệ sĩ piano tài năng và nổi tiếng từng đại diện Việt Nam thi piano thế giới. Sau khi phát hiện mình bị ung thư máu, anh đăng tin trên facebook xin cộng đồng mạng mỗi người hãy đóng góp cho anh 4 ngàn để chữa bệnh. Như vậy, nhiều người góp lại thì số tiền sẽ nhân đôi, thêm vào số tiền anh dành dụm được để chữa bệnh. Chị xúc động và âm thầm bỏ ra 1 triệu 500 nghìn nhờ người quen gửi cho anh, nhưng vì một số lí do không gửi đến tay anh được. Chị vẫn theo dõi thông tin từ anh. Khi số tiền quyên góp được 1,2 tỉ thì anh mất.

Vợ anh đăng tin lên facebook xin mọi người số tiền đó để mua bảo hiểm cho hai con. Nhờ vào mạng xã hội và sự phát triển của facebook, chị mới nhận thức được mạng sống của con người phụ thuộc vào tiền nhiều như vậy, đồng tiền có thể cứu người cũng có thể giết người. Tiền khi sử dụng không đúng cách, không kịp lúc sẽ vô giá trị. Chị thức cả đêm để suy nghĩ và bắt đầu sử dụng cách kêu gọi ấy để làm từ thiện. Chính câu chuyện của nghệ sĩ piano đã chạm đến trái tim và thúc đẩy khát khao thiện nguyện trong chị.

Khi bắt đầu bén duyên với thiện nguyện

Vượt qua giai đoạn khó khăn, chị mở cơ cở kinh doanh lớn hơn. Chị bắt đầu bén duyên với thiện nguyện. Khoảng 10 giờ sáng, chị vào bệnh viện nắm thông tin người bệnh và những người khó khăn xung quanh, có khi đến 4 giờ chiều mới xong việc. Chị nhịn đói, bỏ bữa để tranh thủ thời gian đi lấy thông tin của bệnh nhân. Có lần, chị ngất xỉu vì mệt mỏi. Nhưng chính khao khát muốn san sẻ và giúp đỡ những hoàn cảnh đáng thương đã tạo động lực giúp chị tiếp tục cố gắng.

Khao khát muốn san sẻ và giúp đỡ những hoàn cảnh đáng thương
Khao khát muốn san sẻ và giúp đỡ những hoàn cảnh đáng thương

Cách đây 9 năm, chị bắt đầu phát quà, gạo và các nhu yếu phẩm cho người vô gia cư. Đồng thời, chị cũng kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ, quyên góp tiền bạc. Đến nay, chị vẫn duy trì mỗi tháng phát gạo cho 7 tỉnh thành, riêng ở Củ Chi có khoảng 300 hộ. Những tỉnh khác khoảng 11 đến 20 hộ. Ba năm trở lại đây, hình thức livestream bán hàng phát triển, chị phải làm lại từ đầu để bắt kịp với xu hướng mới.

Chị có thể livestream hơn 7 tiếng liền mặc cho những cơn mệt mỏi, chống mặt vì nói liên tục, nhưng chị vẫn vượt qua chỉ vì để có tiền làm từ thiện. Số tiền livestream hơn 300 triệu thu được chị dùng toàn bộ để làm từ thiện. Có những mạnh thường quân theo chị hơn mười năm, đến tận bây giờ họ vẫn tin tưởng chuyển tiền cho chị. Chị nuôi những em nhỏ mồ côi, bệnh tật, cho các bé ăn học đến khi các bé trưởng thành. Hàng tháng, chị vẫn duy trì hỗ trợ chạy thận, từ một đến ba triệu cho những bệnh nhân nghèo.

Chọn từ bi làm tôn giáo của mình

Chị làm từ thiện nhưng chị không đi xem bói, không mê tín dị đoan. Chị cũng ít đi chùa hay nhà thờ, cho dù đi chùa chị cũng ít đốt nhan và cúng hoa. Mỗi người sẽ có một cách từ thiện khác nhau. Theo chị, từ thiện có nhiều khía cạnh và vấn đề khác nhau “có những người mình cứu ngặt chứ không cứu nghèo và ngược lại, khi mình giúp đỡ bất kì hoàn cảnh nào phải xác định xem người đó cần thứ gì trước mà làm”. Với chị, ai có đức tin đều là những người có thể cứu chữa được, là người tốt, và người có khả năng làm người tốt, đó là lý do chị luôn tin vào câu “lấy từ bi làm tôn giáo của mình” và luôn đặt nó lên đầu những bài viết thiện nguyện của chị.

Không nên tự mãn về bản thân

Năm năm trở lại đây, khi cộng đồng mạng phát triển mạnh mẽ, đối diện với những luồng ý kiến trái chiều cũng như các nghi vấn xung quanh việc làm từ thiện của các tổ chức, cá nhân. Bản thân chị cũng nhận không ít những lời nói khiếm nhã và có xu hướng công kích chị. Có người còn tranh luận kịch liệt với nhau xung quanh việc làm từ thiện cũng như khoe thành quả làm từ thiện của chính mình trên trang facebook của chị.

Lời nói thể hiện tư chất và suy nghĩ của con người. Người làm việc sai biết mình làm sai thì việc biết mình làm sai đó việc là đúng. Tiếp theo là phải sửa chữa sai lầm. Chị không phải là người giả tạo nhưng mà nó rèn luyện cho mình tính nhẫn nại. Tính tu tập. Nhiều khi chị rất muốn trả lời lại những bình luận ác ý và làm tổn thương chị. Chị nghĩ tại sao con người có thể buông những lời nói độc ác, suy tâm mình ra tâm người khác như vậy.

Người dân Củ Chi biết chị Nguyễn Minh Nguyệt rất nhiều

Chị vẫn tức giận và buồn vì chị không phải là thánh nhân. Chị là người phàm. Nếu chị không đi làm từ thiện thì cái nóng giận đó là 100 lần. Nhưng vì chị đi làm từ thiện rồi nên còn 10 phần, 90 phần còn lại là nhẫn nhịn. Cho nên trên facebook phát ngôn của chị không để ảnh hưởng đến tư cách đạo đức của chị. Vì chị là người hoạt động thiện nguyện nên chị phải ăn nói cẩn thận. Để những mạnh thường quân ủng hộ mình. Thì người ta phải tin vào tư chất của mình. Trong bao nhiêu câu chửi và những ý kiến trái chiều. Chị chỉ trả lời vài câu trên tư cách đạo đức và lòng tự trọng của chính mình.

Câu chuyện về việc làm từ thiện của chị Nguyệt
Câu chuyện về việc làm từ thiện của chị Nguyệt

Ngày xưa chị đi làm thiện nguyện, chị đi đến đâu những hoàn cảnh khó khăn chạm đến trái tim của chị Nguyễn Minh Nguyệt đến đó. Chị nhớ đến trường hợp của một bé bị bệnh nặng. Chị theo bé đó từ lúc bé chữa trị đến khi bé mất đi. Đến giờ chị vẫn giữ liên lạc với mẹ bé. Có những người nhận được sự hỗ trợ sẽ hiểu và ghi nhận tấm lòng của mình. Nhưng cũng có những người họ chưa chịu ghi nhận. Và chưa thấu hiểu tấm lòng của người làm từ thiện. Họ xem đó là việc thường tình. Nhiều khi người ta còn nghi ngờ có ăn bớt của con họ hay không.

Lan tỏa tinh thần thiện nguyện

Chị đã đăng ký hiến tạng bởi vì chị nghĩ một bộ phận trên cơ thể của mình. Sẽ cứu được một tính mạng, một gia đình. Chị cũng luôn tâm niệm sẽ luôn cố gắng bảo vệ cơ thể của mình thật tốt. Vì khi chị mất đi chị có thể cho người ta một phần nào đó của mình. Miễn là mình sống có mục đích thì việc chi tiêu hay ăn chơi. Nói năng sẽ khác đi và sẽ cảm thấy bản thân sống có giá trị.

Câu chuyện về việc làm từ thiện của chị Nguyệt và những khó khăn mà chị đã gặp phải. Qua lời chia sẻ chân tình của chị hi vọng sẽ truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta. Đặc biệt là thế hệ trẻ. Hi vọng rằng, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan. Trân trọng và dung dưỡng đức tin của mình vào những điều tốt đẹp. Chúng ta không đánh giá từ thiện đúng hay sai. Hãy chọn cho mình cách nhìn và cái tâm khoang dung với những người làm thiện nguyện. Hãy lan tỏa yêu thương đến với cuộc đời. Và thiện nguyện từ trái tim Nguyễn Minh Nguyệt sẽ chạm đến trái tim!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)