Trước thất bại của đoàn thể thao Việt Nam ở Olympic 2020, Việt Nam cần nhìn lại nền thể thao trong nước một lần nữa. Liệu rằng Việt Nam đã thật sự đi đúng hướng hay gặp vấn đề nào đó? Tiếp theo đây, Việt Nam sẽ tham gia Olympic Paris 2024, vậy cần phải chuẩn bị như thế nào cho kỳ Olympic 2024 lần này? Nhiều người cho rằng, đó là một vấn đề khó, cần phải giải quyết nhiều vấn đề như ngân sách huấn luyện, kế hoạch tập luyện cần phải thay đổi. Vậy, cùng chúng tôi xem nền thể thao Việt Nam cần đầu tư gì cho Olympic 2024 sắp tới nhé!
Vai trò của ngân sách trong huấn luyện
Trong tổng số tiền Trung ương chi thường xuyên cho sự nghiệp của Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch, riêng lĩnh vực thể thao được chi tăng liên tiếp trong 3 năm từ 2019-2021 với các mức là 572 tỉ đồng, 780 tỉ đồng và 857 tỉ đồng.
Ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động thể dục thể thao chủ yếu được chi vào các hạng mục tiền ăn. Và tiền công của vận động viên, huấn luyện viên; tiền thuê huấn luyện viên, chuyên gia nước ngoài; kinh phí tổ chức các giải đấu thể thao; tiền mua sắm trang thiết bị tập luyện và thi đấu; chi phí đi tập huấn nước ngoài cho các đội tuyển; tiền chi trả lương cho bộ máy ngành Thể thao… Dù nhu cầu là rất lớn nhưng nguồn kinh phí này đã đáp ứng cơ bản cho các hoạt động thể thao.
Trong đó, theo nghị định 152 của Chính phủ, huấn luyện viên trưởng các đội tuyển quốc gia nhận lương 505.000 đồng/người/ngày. Huấn luyện viên là 375.000 đồng/người/ngày. Các vận động viên đội tuyển quốc gia nhận 270.000 đồng/người/ngày. Còn đội tuyển trẻ quốc gia nhận 215.000 đồng/người/ngày. Theo thông tư 86 của Bộ Tài chính, từ 1.1.2021, tiền ăn của các vận động viên đội tuyển quốc gia và đội trẻ quốc gia được hưởng là 320.000 đồng/người/ngày. Đây là mức ăn đã được tăng lên so với trước đây. Các vận động viên được đầu tư trọng điểm sẽ có mức ăn cao hơn. Đây được xem là sự quan tâm lớn của Nhà nước cho lĩnh vực thể thao. Và điều này đã góp phần vào những thành quả lớn trong 5 năm qua của ngành Thể thao.
Cần kêu gọi các nguồn lực xã hội đầu tư vào nền thể thao nước nhà
Nhìn vào ngân sách nhà nước chi cho ngành Thể thao có tăng theo hằng năm. Đó cũng là một tín hiệu tích cực. Nhưng để thể thao phát triển mạnh hơn nữa. Cần để sự huy động các nguồn lực xã hội tham gia. Đơn cử như câu chuyện thu nhập của vận động viên. Nếu trừ chi phí tiền ăn, mỗi vận động viên sẽ lĩnh khoảng 7 triệu đồng/tháng. Đây là con số khiêm tốn so với mặt bằng xã hội.
Các vận động viên chỉ có thêm thu nhập khi có thành tích nhờ tiền thưởng huy chương theo quy định. Và những khoản thưởng “nóng” từ các nhà tài trợ. Nhưng để có thành tích mang tính bền vững. Cần có những doanh nghiệp đầu tư từ đầu. Điều này phụ thuộc lớn vào các hoạt động của các liên đoàn thể thao, các bộ môn.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) là một trong những đơn vị huy động rất tốt các nguồn lực xã hội. Điều này đến từ việc bóng đá là môn nhận được nhiều sự quan tâm. Bên cạnh đó, những thành tích ở các năm gần đây cũng khiến cho VFF dễ dàng trong khâu tìm kiếm nguồn lực tài trợ. Thậm chí VFF còn huy động cả nguồn lực xã hội trả những mức lương khổng lồ cho huấn luyện viên Park Hang-seo và đội ngũ trợ lý người Hàn Quốc lên đến cả trăm nghìn USD/tháng. Với nhiều các liên đoàn và bộ môn khác, việc tìm kiếm nguồn lực tài trợ gặp nhiều khó khăn.
Cần có những kế hoạch cụ thể cho Olympic 2024
Tuy nhiên, việc kêu gọi các nguồn lực xã hội hoá đầu tư, phát triển thể thao. Cũng không phải vấn đề có thể triển khai dễ dàng. Đơn cử như nâng cấp sân vận động Mỹ Đình chuẩn bị cho SEA Games 31. Chúng tôi có đặt vấn đề với ông Nguyễn Trọng Hổ – Giám đốc Khu LHTTQG Mỹ Đình về đề xuất nâng cấp sân Mỹ Đình từ 40.000 lên 60.000 chỗ ngồi. Tuy nhiên, vấn đề nâng cấp khán đài phụ thuộc nhiều vào kinh phí nâng cấp, sửa chữa. Việc huy động các nguồn lực xã hội hoá hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, sân Mỹ Đình là tài sản nhà nước quản lý, nên cần xin được chủ trương.
Đoàn thể thao Việt Nam đã không thể hoàn thành mục tiêu có huy chương ở Olympic Tokyo 2020. Đây cũng là dịp để chúng ta nhìn nhận về vấn đề đầu tư cho thể thao thành tích cao ở các sân chơi châu lục và thế giới. Những bài toán hoạch định chiến lược lại được đặt ra cho những nhà quản lý. Ngoài ngân sách, ngành Thể thao cần huy động các nguồn lực xã hội hoá. Để đầu tư cho các môn thể thao trọng điểm. Bên cạnh đó là một kế hoạch rõ ràng trong định hướng, tránh những bài học đáng tiếc.
Người kế nhiệm cho nền thể thao cần được đào tạo bài bản
Thể thao Việt Nam khép lại thi đấu Olympic Tokyo 2020. Và không giành được kết quả huy chương như chờ đợi. Tuy nhiên nhìn vào lực lượng 18 tuyển thủ dự Thế vận hội kỳ này. Thì rất khó để đoán định được ai sẽ tiếp tục có tên góp mặt kỳ Olympic Paris 2024 tại Pháp sau đây ba năm.
Câu hỏi thường trực đặt ra qua mỗi giải đấu cấp đại hội với nhà quản lý rằng “ai sẽ là người kế cận đàn anh, đàn chị?”. Hệ thống tổ chức thi đấu các giải thể thao quốc gia phân chia cụ thể cấp độ. Để nhà quản lý có thể tìm ra những tài năng thể thao từ Hội khỏe Phù Đổng (giành cho tuyến năng khiếu). Giải vô địch trẻ, cúp thể thao trẻ, giải thể thao lứa tuổi (giành cho tuyến kế cận); giải vô địch quốc gia (giành cho vận động viên (VĐV) thể hiện chuyên môn cao nhất trong nước để có cơ hội vào các đội tuyển quốc gia). Vì thế, cho rằng, sau Hoàng Xuân Vinh (bắn súng), Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội), Thạch Kim Tuấn (cử tạ), Nguyễn Tiến Minh (cầu lông) không có ai là chưa chính xác.
Chúng ta lần đầu tiên có Huy chương Vàng Olympic Tokyo 2016. Đứng thứ 17 ASIAD 2018 và xếp thứ 2 SEA Games 2019. Đặc biệt, bóng đá nam đã có những bước tiến vượt trội khi luôn duy trì top 100 thế giới. U.23 Việt Nam giành Huy chương Bạc U.23 Châu Á 2018. Hạng tư ASIAD 2018. Đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018, vào tứ kết Asian Cup 2019. Và mới nhất là lọt vào vòng loại thứ 3 World Cup 2022.