Tật khúc xạ ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh

Tật khúc xạ ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh

Khoảng 3 triệu trẻ mắc tật khúc xạ như là cận thị, viễn thị, loạn thị, đều cần được chỉnh kính. Trong đó tỷ lệ trẻ mắc khúc xạ ở trong các thành phố lớn lên tới 60-70%. Ba bệnh mắt phổ biến ở trẻ gồm có tật khúc xạ, bệnh sụp mi và mắt lác, có thể tự phát hiện và phòng ngừa sớm.

Các tật khúc xạ thường gặp ở trẻ nhỏ đó chính là cận thị, viễn thị, loạn thị và bị lệch khúc xạ… trong đó, tỷ lệ trẻ bị cận thị sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Đây là một nguy cơ rất lớn gây ra ảnh hưởng đến việc học tập. Cũng như các sinh hoạt thông thường trong hàng ngày của trẻ nhỏ.

Cận thị xảy ra ở những người trẻ như là học sinh, sinh viên.., sẽ thường không được quan tâm đúng mực. Nhiều người cho rằng đây là tình trạng quá đỗi bình thường, không có gì nguy hiểm. Trong khi đó, độ tuổi học sinh là 1 giai đoạn cận thị tiến triển nhanh, có thể sẽ dẫn tới các biến chứng gây mù lòa.

Trẻ mắc tật khúc xạ đang ngày càng gia tăng

Trong những năm gần đây, tật khúc xạ đang ngày càng gia tăng về mức độ và số lượng các trường hợp bị mắc phải. Theo Nghiên cứu chuyên sâu trên thế giới dự báo đến năm 2050. Ước tính có 49,8% dân số thế giới, tức hơn 4 tỷ người có thể mắc tật cận thị.

Trẻ mắc tật khúc xạ đang ngày càng gia tăng
Trẻ mắc tật khúc xạ đang ngày càng gia tăng

Điều đáng lo ngại hơn, tỷ lệ cận thị cao sẽ dẫn đến thoái hóa bán phần sau nhãn cầu. Và mất thị lực chiếm đến gần một tỷ người trong số này. Tình trạng mất thị lực do cận thị cao sẽ có nguy cơ thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới.

Không ít chuyên gia đã cảnh báo, việc trẻ mắc phải các bệnh về mắt. Trong đó có tật khúc xạ có thể ảnh hưởng mạnh đến tâm lý của trẻ nhỏ. Nhiều trẻ vì mắc tật khúc xạ mà không tự tin khi đến trường; tự mặc cảm về bản thân, bị các bạn trêu đùa. Chưa kể, việc mắc các tật khúc xạ cũng khiến cho các hoạt động sinh hoạt của trẻ hằng ngày trở nên khó khăn hơn.

70% trẻ em bị lác kèm theo các tật khúc xạ

Tới 70% trẻ em bị lác kèm theo các tật khúc xạ do không được chỉnh kính. Nhiều nghiên cứu về tình trạng mắt trẻ em. Đặc biệt về trẻ sơ sinh tại Việt Nam, đã chỉ ra rằng có khoảng 2-3 triệu trẻ em bị lác; chiếm 2-4% dân số. Tỷ lệ này ngày càng tăng. Nhiều trẻ không được khám, chữa kịp thời. Ảnh hưởng nặng tới thị lực và thẩm mỹ.

Về sụp mí, 19% người mắt có thị lực kém. Số khác gây ra mắt lác hoặc các tật khúc xạ như cận, loạn thị… Trong đó, đa số bị sụp mí bẩm sinh, còn lại do bất thường khúc xạ; dị dạng hoặc ảnh hưởng trong quá trình mang thai.

Biểu hiện của tật khúc xạ

Bác sĩ Nguyễn Đức Anh, nguyên Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Trung ương. Cho biết bố mẹ có thể tự phát hiện tật mắt của trẻ để đưa con tới điều trị kịp thời. Biểu hiện của tật khúc xạ gồm nhìn kém; hay nheo mắt, thường xuyên phải nhìn gần. Trẻ cũng thường xuyên phàn nàn nhìn thấy mờ, khó nhìn hoặc bị mỏi mắt.

Biểu hiện của tật khúc xạ
Biểu hiện của tật khúc xạ

Sụp mi khiến đôi mắt trẻ không cân đối, một bên mắt nhỏ; một bên mắt to, hoặc cả hai mắt trông hẹp bất thường. Lác mắt khiến một mắt nhìn lệch so với mắt kia. “Đây là các dấu hiệu dễ thấy nhất giúp phát hiện bệnh mắt ở trẻ. Cần đưa đi khám ngay để điều trị kịp thời”, bác sĩ Nguyễn Đức Anh nói.

Cách phòng bệnh cho trẻ

Cách tốt nhất là phòng bệnh cho trẻ ngay từ nhỏ, bác sĩ Đức Anh khuyên. Khi trẻ chớm có dấu hiệu tật khúc xạ, có thể điều chỉnh ngay. Bằng cách tăng cường nhìn xa, hạn chế nhìn gần và hoạt động ngoài trời, chơi thể thao nhiều hơn nhằm giúp mắt được nghỉ ngơi.

Trẻ bỏ thói quen xem tivi, dùng điện thoại và ipad vì dễ làm hỏng mắt trẻ. Bố mẹ không nên cho con chơi trò chơi điện tử, ảnh hưởng tới mắt, thần kinh và nguy cơ sức khỏe khác.

Bố mẹ cũng nên cho trẻ khám sàng lọc, khám mắt định kỳ phù hợp. Khám sàng lọc có thể bắt đầu từ 3-4 tuổi, khi trẻ đã biết hợp tác với người lớn để đo tật khúc xạ mắt tương đối chính xác. Nếu có biểu hiện sụp mí, lác mắt, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay, không cần chờ tới 3-4 tuổi.

“Nếu cứ chờ đợi đến tuổi nào đó hoặc có biểu hiện rõ ràng mới đi khám, thì đôi khi đã quá muộn”, bác sĩ Đức Anh cho biết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)