Sống chung nhiều năm hôn nhân nên những cặp đôi bắt đầu bộc lộ những thói quen đầy cố hữu và đáng buồn là không ít trong số đó đã khiến họ dần trở nên xấu xí trong mắt bạn đời. Trong một gia đình, chồng và vợ giống như là đất và hoa. Nếu mối quan hệ vợ chồng không còn hòa thuận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến với mọi mối quan hệ trong nhà. Vợ chồng bất đồng thì mối quan hệ của mẹ chồng – nàng dâu, cha mẹ – con cái cũng đều sẽ bị xấu đi.
Giữa vợ và chồng cần có sự quan tâm và chăm sóc cũng như hy sinh – đây là điều rất quan trọng. Nhưng nếu một người hạn chế người kia quá nhiều và quan tâm quá mức thì sẽ khiến họ cảm thấy không có tự do. Thay đổi bản thân để thỏa mãn ý muốn của đối phương và mất đi sự độc lập để gìn giữ tình cảm, điều này ít nhiều khi sẽ gây phản tác dụng.
Muốn người kia phải hiểu được mình
Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình Lynsie Seely của Wellspace SF ở San Francisco (Mỹ) cho rằng: “Nhiều người đặt ra những kỳ vọng không công bằng vào đối tác. Mong họ đọc được suy nghĩ, hiểu được cảm giác của mình. Trong trường hợp khi không được hiểu, họ sẽ quy kết rằng nửa kia không quan tâm đến mình; mình không quan trọng. Theo thời gian, điều này có thể khiến mối quan hệ giữa hai vợ chồng trở nên rạn nứt”.
Lynsie Seely cho rằng thay vì trông mong đối tác “giải mã” những suy nghĩ sâu kín nhất của mình. Hãy tập yêu cầu những gì bạn muốn. “Thực hành mở lòng theo cách này sẽ xây dựng kết nối. Sự hiểu biết và hỗ trợ”, chuyên gia nhận định.
Mỗi người đều cần có không gian riêng. Yêu thương nhưng vẫn có sự riêng tư mới là tình yêu hạnh phúc. Nếu bạn không thể cho người mình yêu sự tự do thì bạn hoàn toàn không thật sự yêu người đó. Trong tình yêu, hôn nhân và quá trình giáo dục con cái, người ta luôn cần sự tự do, nếu không họ sẽ nhanh chóng cảm thấy bị ràng buộc, ngột ngạt tới mức không thể chịu nổi.
Chê trách người bạn đời với người khác
Bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống hôn nhân của bạn chỉ nên là vấn đề giữa bạn. Và vợ/chồng mình mà thôi. Các cuộc cãi vã, tranh luận hay thảo luận chỉ được phép “ở yên trong nhà”. Đừng nên phàn nàn hoặc trút bầu tâm sự về những vấn đề trong hôn nhân với bạn bè. Trừ khi bạn cảm thấy bế tắc và không thể chịu đựng được. Đặc biệt, đừng bao giờ nên công khai cuộc sống riêng tư của bạn với mọi người.
Không quan tâm đến nửa kia
Nếu bạn và bạn đời đang nằm trên giường cùng nhau nhưng chỉ bận lướt điện thoại. Mà không nói với nhau lời nào, kể cả đến khi đi ngủ; cả hai cần dừng lại. Dù các bài đăng trên mạng xã hội có thú vị đến mấy đi nữa, bạn vẫn nên bước ra khỏi thế giới đó. Và dành thời gian cho hôn nhân, quan tâm đến vợ/chồng của mình nhiều hơn. Thời gian ở trên giường, tốt nhất là nên dành cho nhau.
Nhà tâm lý học kiêm nhà trị liệu tình dục tại Los Angeles, Shannon Chavez cho biết. Cùng nhau xem một vài tập phim trên Netflix có thể là một trong những cách thích hợp. Để thư giãn sau một ngày dài. Nhưng đừng vì thế mà trở thành một con nghiện tivi thay vì kết nối với bạn đời. Cô cũng khuyên mọi người có thể tắt tivi và thay thế bằng nghe nhạc; mát-xa cho nhau hoặc các hình thức đụng chạm khác.
Không quan tâm cảm nhận của đối phương
Dù cho trong đầu bạn nảy ra một ý nghĩ không hay ho gì về bạn đời. Thì cũng đừng vội thốt ra thành lời. Ví dụ, bạn nhờ chồng phơi đồ nhưng anh ấy nói: “Cứ để đó lát anh phơi”. Dù bạn bực mình nhưng cũng đừng nói: “Anh làm ngay đi, nếu không em biết thừa là anh sẽ vất đó mà không phơi”. Điều này chỉ khiến đối phương bực mình và mất đi động lực, thậm chí càng khiến họ có ý muốn phản kháng.
Đừng lúc nào cũng nhăn mặt và gắt gỏng. Dành cho nhau những câu bông đùa hài hước, những tiếng cười vui vẻ là cách để mối quan hệ thêm gắn kết.
Ngắt lời khi người kia đang nói
Trong thời điểm nóng nảy của một cuộc tranh cãi, bạn có thể sẽ có xu hướng ngắt lời người kia để bày tỏ quan điểm của mình. Nhưng nếu bạn thường xuyên có thói quen này thì đó là vấn đề lớn.
Kurt Smith, một nhà trị liệu ở Roseville, California nhận xét: “Thói quen đó sẽ khiến đối tác của bạn cảm thấy không được coi trọng, không được yêu thương”. Theo chuyên gia, nên ý thức được hành vi ngắt lời này và chủ động đặt câu hỏi: “Anh/em có thể chia sẻ những gì mình đang nghĩ không?” để cho thấy bạn hoàn toàn tôn trọng đối phương.
Không cùng nhau chia sẻ công việc
Dù bạn có giỏi giang đến mấy thì cũng đừng vì thế mà tự mình làm mọi thứ. Có những công việc, cả hai cần phải làm cùng nhau. Các hoạt động giải trí, vui chơi cũng vậy, hãy cùng nhau tận hưởng. Việc đồng hành sẽ giúp cả hai khơi dậy tình yêu và sự phấn khích dành cho nửa kia.
Không còn nhiệt trong “chuyện ấy”
Liệu có phải công việc hoặc trách nhiệm với con cái đã ngăn cản bạn tận hưởng khoảng thời gian thân mật với bạn đời? Nếu có thì đó là sai lầm. Đừng vì bất cứ lý do nào mà thờ ơ, lãnh đạm với nửa kia, thậm chí là từ chối chuyện gối chăn. Ngay cả khi bạn cảm thấy mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả, đừng quên “giữ lửa” cho chuyện vợ chồng.