Công thức trị bệnh hiệu quả từ cây sung

Cây sung mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Cây sung thường cao tới 15 – 20m, phổ biến ở các vùng núi thấp, trung du hay đồng bằng ở nước ta. Ngoài quả sung thì các bộ phận của cây này như nhựa, lá, vỏ được sử dụng để làm các bài thuốc trị viêm tuyến vú, trị mụn nhọt, đau đầu vùng thái dương, trị bỏng,…Bạn có thể sử dụng cùng một số nguyên liệu khác để tạo nên một bài thuốc. Để biết cụ thể về những công thức này và những đối tượng không nên sử dụng cũng như những thông tin hữu ích khác, hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

Đặc điểm của cây sung

Cây sung (Ficusglomerata Roxb. var. chittagonga King), họ Dâu tằm (Moraceae). Cây sung phổ biến ở các vùng núi thấp dưới 700m, vùng trung du và đồng bằng trên hầu hết các vùng miền trong cả nước.

Cây thường cao tới 15 – 20m. Thân có nhiều u lồi và sẹo. Lá mọc so le, hình giáo hoặc bầu dục. Thường bị một loại sâu bọ ký sinh, gây ra những mụn nhỏ gọi là “vú sung”. Cụm hoa mọc dầy ở thân và cành già, quả phức. Hầu như tất cả các bộ phận của cây sung đều được sử dụng, như lá, quả, nhựa và vỏ sung.

Trong nhựa sung chứa các thành phần như bergenin, lupeol acetat và β – sitosterol. Lá sung non cùng với lá đinh lăng, lá mơ lông ăn với nem chạo. Quả sung đã muối chua, ăn cùng với thịt cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người.

Một số bài thuốc từ bộ phận của cây sung

Công dụng của lá sung
Lá của cây sung có thể dùng làm thuốc trị bệnh
  • Trị đau đầu vùng thái dương: Nhựa sung mới lấy, phết đều lên mặt của 2 mảnh giấy bản có đường kính, khoảng 3 cm. Dán nhẹ vào 2 bên thái dương. Sẽ có tác dụng giảm đau rõ rệt. Song song có thể ăn 20 – 30g lá sung non. Hoặc uống khoảng 5 ml nhựa sung tươi, hòa với nước sôi để nguội.
  • Trị mụn nhọt, sưng đau: Lấy nhựa sung tươi, bôi trực tiếp vào mụn nhọt mới lên hoặc nơi chốc lở, sưng đau. Ngày bôi 2 – 3 lần. Hoặc dùng lá sung non, giã nát với nhựa sung rồi đắp vào mụn nhọt sưng đỏ, nóng đau, ngày vài lần.
  • Vỏ sung chữa tắc tia sữa, viêm tuyến vú: Vỏ sung tươi, cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài, thái mỏng. Lá bồ công anh tươi, lá phù dung tươi, mỗi thứ 20g. Thêm ít muối ăn, giã nát, đắp vào nơi sưng đau. Ngày thay 2 lần thuốc.
  • Lá sung chữa mất sữa: Lá sung bánh tẻ, lá mít bánh tẻ, lá mơ tam thể, mỗi thứ 30g, sắc uống. Ngày một thang, chia hai lần uống, trước bữa ăn.
  • Trị bỏng: lấy Các lá vú sung, phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, trộn đều với mỡ lợn, bôi vào nơi bị bỏng, ngày nhiều lần.

Các lưu ý để sử dụng đúng cách

Cây sung
Lưu ý khi sử dụng các bộ phận của cây sung

Tuy mang đến giá trị lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Thế nhưng, cây sung lại không thực sự phù hợp cho một số đối tượng. Như người đường huyết thấp, hoặc không bị bệnh tiểu đường nếu ăn nhiều sung sẽ làm giảm đi lượng đường huyết, rất nguy hiểm. Hạn chế dùng sung cho trường hợp người gặp vấn đề về thận, mật, bàng quang. Dễ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Các bài thuốc dân gian từ cây sung không khó để thực hiện. Điều quan trọng nhất nằm ở việc bạn cần biết cách ứng dụng đúng liều lượng cho từng loại bệnh. Và luôn kiên trì, không được nản chí. Mới nhận thấy hiệu quả trọn vẹn. Tuy nhiên, khi áp dụng chữa bệnh. Cũng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc người có chuyên môn. Để không xảy ra phản ứng phụ ngoài mong muốn. Để không bỏ qua những bài thuốc hay hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh, hãy tiếp tục theo dõi Latuste.com nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)