Chế độ ăn uống dành cho trẻ bị tiêu chảy

Chế độ dinh dưỡng đúng cách cho trẻ bị tiêu chảy

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy là một trong những chủ đề đang được các bà mẹ quan tâm hàng đầu. Nếu như cho con ăn các loại thực phẩm không phù hợp sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy ở trẻ có thể trở nên trầm trọng hơn. Do đó, biết được chính xác trẻ nên ăn gì và không nên ăn gì gì trong giai đoạn bị tiêu chảy là điều rất cần thiết.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng là yếu tố góp phần giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn sau khi bị tiêu chảy. Vậy các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi nhé!

Nên cho trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy?

Cháo giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn

Cháo được sử dụng như một loại thực phẩm thiết yếu cho trẻ bị tiêu chảy giúp trẻ dễ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Có thể cho trẻ ăn các món như: cháo thịt gà băm nhỏ, súp, các món ninh, hầm. Các loại cháo kết hợp với hoa quả cũng bổ sung nhiều dinh dưỡng cho trẻ. Sử dụng máy xay sinh tố để làm nát hoa quả rồi cho vào làm cháo.

Cháo giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn
Cháo giúp trẻ dễ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng

Hoa quả cung cấp vitamin cho trẻ

Bên cạnh cháo cung cấp đạm và năng lượng thì các loại hoa quả cung cấp vitamin cũng tốt cho trẻ trong trường hợp bị tiêu chảy. Các loại hoa quả như chuối, cam, xoài, hồng xiêm… Nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn cháo để tăng cường dinh dưỡng, dễ tiêu hoá.

Không chỉ với trẻ bị tiêu chảy mà việc chế biến thức ăn cho trẻ cũng cần phải lưu ý ở khâu vệ sinh. Khi chế biến thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy, thức ăn cần nấu kỹ. Đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, cần nấu lại thức ăn sau khi đã nấu sẵn.

Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Các dụng cụ cho trẻ ăn như bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa càn được nhúng vào nước sôi trước bữa ăn.

Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa

Bao gồm: khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm…Những thực phẩm này sẽ giúp cho nhu động ruột co bóp dễ dàng hơn, dạ dày không cần phải làm việc nhiều để tiêu hóa thức ăn.

Nên chế biến thành các món mềm, lỏng dễ tiêu hóa. Chẳng hạn như cháo, súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát… Thức ăn cần được nấu kỹ, đảm bảo vệ sinh để giảm nguy cơ bội nhiễm. Nếu phải cho trẻ ăn thức ăn đã nấu sẵn thì trước đó phải đun lại.

Cho trẻ uống nhiều nước

Bù nước rất cần cho trẻ vì khi bị tiêu chảy trẻ bị mất nước và điện giải, nếu không kịp thời bổ sung đủ nước và điện giair có thể ảnh hướng đến sức khoẻ. Do đó, sau mỗi lần tiêu chảy, cần phải cho trẻ uống nước ngay. Ngoài ra, cần pha cho trẻ uống oresol với đúng 1 lít nước, cho uống từ từ.

Cho trẻ uống nhiều nước
Trẻ bị tiêu chảy cần uống nhiều nước

Những loại thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy

Không nên cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường. Chẳng hạn như bánh, kẹo, nước giải khát khi đang bị tiêu chảy. Vì các thành phần trong những loại thực phẩm này có thể làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.

Không nên dùng các loại thực phẩm chứa nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ)… Không nên cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường.

Không cho trẻ uống các loại nước giải khát công nghiệp. Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô. Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường.

Sau khi khỏi tiêu chảy, cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa nữa trong 2 tuần liền. Để giúp cho trẻ nhanh phục hồi và không bị suy dinh dưỡng. Tiêu chảy là bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Vì vậy việc giữ gìn vệ sinh ăn uống có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)