Cách để phòng ngừa trẻ bị sâu răng sữa

Cách để phòng ngừa trẻ bị sâu răng sữa

Mẹ bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong khi mang thai, lau mảng bám trên răng và nướu, lưỡi bằng miếng gạc sạch thấm từ phần nước muối sinh lý khi bé mọc răng. Sâu răng sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ em và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.

Mỗi trẻ sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa và chiếc răng sữa đầu tiên thường sẽ mọc ngay vào thời điểm 6 tháng tuổi, hoàn tất khi nào bé được 30 tháng. Giai đoạn thay răng thông thường sẽ được diễn ra khi bước vào lớp 1, đến 13-14 tuổi thì sẽ kết thúc quá trình này. Hệ răng sữa tuy không phải là răng chính nhưng lại giữ vai trò quan trọng cho giai đoạn đầu đời. Răng sữa giúp bé ăn nhai, phát âm và cân đối gương mặt, giữ chỗ cho phần răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

Trẻ bị sâu răng sữa sớm đang ở mức báo động

Tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật răng hàm mặt lần thứ 38 được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh vào 2 ngày mùng 4 và mùng 5/4/2016. TS. Duangthip Duangporn (Khoa Nha, Đại học Hồng Kông) nhận định: “Nếu trẻ bị sâu răng sữa sớm mà không được điều trị. Thì sẽ bị ảnh hưởng đến chiều cao cũng như chỉ số IQ của trẻ.”

Trẻ bị sâu răng sữa sớm đang ở mức báo động
Trẻ bị sâu răng sữa sớm đang ở mức báo động

Hiện nay, số lượng trẻ bị sâu răng sữa từ sớm là tình trạng báo động. Không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê, tại Hoa Kỳ có đến 23% tỷ lệ trẻ em bị sâu nhiều răng. Con số này ở Anh lên đến 28%, 51% ở Trung Quốc, 57% ở Ấn Độ và tại Nam Phi là 57%.

Nguyên nhân dẫn đến việc bé bị sâu răng sữa

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng. Nếu như người mẹ trong thời gian mang thai mắc phải các bệnh răng miệng. Như viêm nha chu, viêm nướu thì sẽ tăng nguy cơ sinh non gấp 2 lần. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể trạng của trẻ. Mà còn khiến trẻ phải đối mặt với tình trạng khiếm khuyết men răng (Men răng của trẻ bị kém khoáng, dễ bị mẻ khi mọc).

Do đó, nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em từ rất sớm. Thậm chí từ trước khi trẻ mọc răng sữa là do sự lây truyền vi khuẩn từ mẹ sang con. Khi trẻ còn nằm trong bào thai và cách nuôi dưỡng; chăm sóc sau khi trẻ chào đời. Theo các chuyên gia răng miệng trẻ em. Sâu răng sữa thường được xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Do người mẹ

Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ gặp phải các bệnh răng miệng. Như viêm nha chu, viêm nướu… Thì em bé sau khi sinh cũng có tình trạng men răng yếu. Vì thế chuyên gia thường khuyên các chị em. Trước khi mang thai nên khám tổng quát răng miệng. Chữa triệt để nếu có bệnh. Thường xuyên theo dõi sức khỏe răng miệng trong suốt thai kỳ.

Do quá trình ăn uống không lành mạnh của bé

Trẻ em có thói quen thích tiêu thụ đồ ngọt. Trong khi cấu trúc răng của trẻ không khỏe mạnh như người lớn. Thông thường lớp men răng, ngà răng đều rất mỏng. Dễ bị vi khuẩn tấn công nếu như không có chế độ chăm sóc răng miệng tốt.

Nguyên nhân dẫn đến việc bé bị sâu răng sữa
Nguyên nhân dẫn đến việc bé bị sâu răng sữa

Hướng dẫn cách phòng tránh sâu răng sữa ở trẻ

Trong suốt quá trình mang thai cũng như chăm sóc trẻ. Mẹ cần có những kỹ năng nhất định để giảm thiểu tối đa tình trạng gây nên sâu răng sữa khi trẻ còn quá nhỏ. Việc quan trọng nhất chính là hướng cho trẻ cách chăm sóc răng miệng hàng ngày. Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Các mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong khi mang thai. Thực phẩm nhiều canxi có lợi cho xương và răng. Khi bé đang trong giai đoạn mọc răng sữa, mẹ nên vệ sinh răng miệng, lau mảng bám trên răng, nướu, lưỡi bằng miếng gạc sạch, làm ướt bằng nước ấm hay nước muối sinh lý.

Hạn chế các thực phẩm bánh kẹo ngọt… sau khi bú hoặc uống sữa phải luôn làm sạch lại miệng cho bé bằng cách lau miệng hoặc súc miệng bằng nước thường.

Đối với bé trên 3 tuổi, mẹ nên tập cho con thói quen vệ sinh răng tốt, chải răng mỗi ngày, sau khi ăn và trước khi ngủ. Sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng có nhiều màu sắc kích thích sự hứng thú của bé. Đồng thời, hướng dẫn bé súc miệng sau mỗi lần chải răng để bảo vệ răng miệng toàn diện.

Nếu như bé đã có dấu hiệu sâu răng sữa, phụ huynh cần đưa ngay đến các trung tâm nha khoa để có đưa ra giải pháp chuyên khoa giải quyết tình trạng này.

Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục Phòng bệnh cho trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)