Tiểu đường (đái tháo đường) là tên gọi dùng để đề cập đến một nhóm bệnh làm ảnh hưởng đến cách mà cơ thể chúng ta sử dụng lượng đường (glucose) ở trong máu. Glucose vô cùng quan trọng cho sức khỏe vì đó là nguồn năng lượng thiết yếu giúp cho những tế bào ở trong cơ thể có thể hoạt động bình thường, đặc biệt đó là tế bào não.
Nguyên nhân gây ra bệnh này khá đa dạng, phụ thuộc vào từng nhóm tiểu đường cụ thể. Thế nhưng, cho dù mắc loại tiểu đường bất kỳ nào thì bệnh vẫn sẽ dẫn đến lượng đường ở trong máu cao, từ đó sẽ gây nên rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe
Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố hàng đầu để có một cơ thể khỏe khoắn. Với người lớn tuổi vấn đề này cần chú ý hơn để đảm bảo được lượng dinh dưỡng cho cơ thể.
Những người có nguy cơ mắc bệnh nên thêm protein vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Vì trong protein có các thành phần giúp duy trì năng lượng của cơ thể. Duy trì sự trao đổi chất.
Đồng thời, bạn nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và chất béo. Nên lựa chọn những thực phẩm tươi sống, các loại ngũ cốc nguyên hạt; rau củ, trái cây và chọn thịt nạc (như thịt gà đã lọc bỏ da); các sản phẩm giàu chất béo lành mạnh. Bạn cũng lưu ý không nên sử dụng các thực phẩm đã chế biến sẵn. Vì sẽ thường sẽ chứa nhiều chất bảo quản, gây hại đến sức khỏe.
Kiểm soát cân nặng của bản thân
Phần lớn những người phát triển bệnh tiểu đường loại 2 đều thừa cân hoặc béo phì. Hơn nữa, những người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng mang trọng lượng dư thừa trong phần giữa và xung quanh các cơ quan như gan gọi là chất béo nội tạng. Chất béo nội tạng dư thừa thúc đẩy quá trình kháng insulin. Làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Theo Healthline, nghiên cứu trên hơn 1.000 người mắc bệnh tiểu đường cho thấy cứ mỗi kg (2,2 lbs) người tham gia giảm được thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của họ giảm 16%, giảm tới mức tối đa 96%.
Có nhiều lựa chọn lành mạnh để giảm cân. Bao gồm chế độ ăn low-carb, chế độ ăn nhạt và ăn chay…. Cách ăn uống lành mạnh là chìa khóa giúp bạn duy trì việc giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hạn chế thức đêm – nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
Theo nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley (Mỹ) nhận định: Ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Không chỉ vậy, người thiếu ngủ, mỗi ngày ngủ không đủ 7 – 8 tiếng, còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.
Lý giải về vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc không có một giấc ngủ ngon đã làm xáo trộn sự cân bằng của các hormone. Ảnh hưởng đến nồng độ insulin trong cơ thể bạn. Làm tăng nguy cơ kháng insulin, từ đó gây ra tiểu đường.
Không được bỏ bữa sáng
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition (Mỹ), những người có thói quen bỏ buổi sáng dù chỉ là 1 buổi/ tuần thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng sẽ cao hơn người bình thường đến 20%.
Không ăn sáng sẽ khiến cơ thể tăng cao nguy cơ kháng insulin. Điều đặc biệt là các insulin này thường được tiết ra vào buổi sáng. Nếu bạn ít ăn sáng đồng nghĩa với việc insulin có thể bị ngừng sản xuất. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy bạn nên thường xuyên ăn sáng và lựa chọn những thực phẩm lành mạnh để bảo vệ sức khỏe.
Tập thể dục thường xuyên để tránh bệnh tiểu đường
Lối sống ít vận động sẽ khiến cơ thể bạn gia tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy bạn nên thường xuyên tập thể dục. Việc vận động, đều đặn các bài tập giúp cơ thể sử dụng hormone insulin nhiều hơn. Từ đó giúp bạn giảm cân, giảm cả nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Đối với người lớn tuổi, nên cố gắng duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần. Với các hoạt động khác nhau, như: Đi bộ, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ, tập yoga,…
Đọc thêm những bài viết của chúng tôi để bảo vệ sức khỏe.