Kẽm chính là một vi lượng không thể thiếu trong cơ thể của chúng ta. Nó trực tiếp tham gia vào phản ứng sinh học của cơ thể con người. Kẽm được đưa vào cơ thể qua đường tiêu hóa và được hấp thụ tại ruột non. Đặc biệt, kẽm cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong thời gian mang thai của mẹ bầu. Bởi kẽm giúp tăng cường sức miễn dịch, điều này sẽ giúp mẹ bầu luôn có sức khỏe trong thai kỳ. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ bật mí cho các mẹ về vai trò cũng như cách bổ sung kẽm trong thời gian mang thai.
Kẽm có vai trò như thế nào đối với mẹ bầu?
Kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ thống miễn dịch
Kẽm kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch (lympho B và lympho T), tạo thành một hàng rào miễn dịch vững chắc, giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng. Từ đó, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu và thai nhi, giúp mẹ bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
Kẽm là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein; đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phân chia tế bào. Nó trực tiếp tham gia hình thành các tổ chức, phát triển cơ thể như tạo tế bào máu…Kẽm đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi do giai đoạn này các tế bào phát triển rất nhanh, giúp thai nhi phát triển hoàn thiện về mọi mặt như cân nặng, chiều dài….
Tạo cảm giác ngon miệng
Kẽm tham gia điều hòa vị giác; giúp mẹ bầu có cảm giác ngon miệng hơn, đặc biệt là trong những giai đoạn mẹ bầu bị ốm nghén.
Bổ sung kẽm trong thời kỳ mang thai là việc vô cùng cần thiết
Trong thai kỳ, việc thiếu hụt kẽm và các vi chất dinh dưỡng khác rất dễ xảy ra bởi nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên và thai nhi ngày càng phát triển hơn. Do đó, bổ sung đầy đủ kẽm trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi.
Tuy kẽm có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể nhưng cũng không nên bổ sung quá nhiều, chỉ nên bổ sung với liều lượng thích hợp. Bình thường, nhu cầu kẽm của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (từ 15-44 tuổi) là khoảng 8 mg/ngày (với mức hấp thu vừa). Tuy nhiên, khi mang thai nhu cầu kẽm của phụ nữ đã tăng lên là 11 mg/ngày.
Bà bầu cần bổ sung bao nhiêu kẽm mỗi ngày là tốt?
Bổ sung kẽm sẽ khác liều lượng ở từng thời gian mang thai. Theo FDA (Hoa Kỳ) số lượng cụ thể như sau:
- Mẹ bầu dưới 18 tuổi cần bổ sung: 13mg kẽm/ngày.
- Mẹ bầu trên 19 tuổi nên cung cấp khoảng: 11mg kẽm/ngày.
- Những mẹ bầu sau sinh lượng kẽm cho phép là: 12mg kẽm/ngày.
Con số có sự thay đổi vì tùy từng độ tuổi mà lượng kẽm tích lũy trong cơ thể khác nhau. iPREG khuyến nghị; mẹ nên làm các xét nghiệm dinh dưỡng tiền thai kỳ nhằm xác định rõ lượng chất còn thiếu. Từ đó có phương pháp bổ sung đầy đủ và khoa học.
Cách bổ sung kẽm trong thời kỳ mang thai của mẹ bầu mà bạn nên biết
Mẹ bầu có thể bổ sung kẽm từ các loại thực phẩm ăn hàng ngày hoặc từ thực phẩm chức năng.
Bổ sung kẽm bằng thực phẩm hàng ngày
Mẹ có thể tham khảo những loại thực phẩm giàu kẽm dưới đây:
Các loại thịt đỏ: thịt là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày và cũng là nguồn cung cấp nhiều kẽm, đặc biệt là thịt đỏ. Mẹ có thể lựa chọn các loại thịt như thịt lợn, thịt bò…
Một số loại hải sản: tôm, sò, hàu, hến…. là những loại thực phẩm dinh dưỡng mẹ bầu trong nên bỏ qua.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt: như lúa mì, gạo, yến mạch…đều chứa kẽm. Tuy nhiên, chúng lại chứa nhiều phytat – chất làm giảm khả năng hấp thu kẽm của cơ thể so với các loại ngũ cốc đã qua tinh chế. Mặc dù vậy, việc sử dụng ngũ cốc nguyên hạt vẫn được khuyến khích vì chúng chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin nhóm B, magie, sắt…..
Bổ sung kẽm bằng các loại thực phẩm chức năng
Sữa bầu: Sữa bầu được biết đến là thực phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ với hàm lượng cao và đa dạng. Chỉ với 2 cốc sữa bầu MAMA Milk (400ml) mỗi ngày là mẹ bầu đã bổ sung được 7.2 mg kẽm (đáp ứng 72% nhu cầu khuyến nghị 1 ngày). Ngoài ra, sữa bầu MAMA Milk còn được bổ sung các chất dinh dưỡng; đặc biệt cần thiết trong thai kỳ như canxi, sắt, DHA, axit folic, FOS….Do đó, mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm về dinh dưỡng của mình.
Ngoài nguồn kẽm từ thực phẩm; mẹ có thể bổ sung kẽm cho mình từ các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng; trước khi lựa chọn bất kì một sản phẩm chức năng nào.
ua toàn bộ bài viết, hi vọng mẹ bầu có thể hiểu hơn về công dụng; cũng như hậu quả nếu thừa/thiếu kẽm gây nên. Bổ sung kẽm cho bà bầu từ các loại thực phẩm sạch trong tự nhiên được chuyên gia khuyến nghị. Chỉ dùng thực phẩm chức năng chứa kẽm khi cần thiết, dưới sự tư vấn của chuyên gia. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh!