Những năm đầu đời là chính khoảng thời gian bé yêu phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Vì vậy việc bổ sung các thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ là rất quan trọng. Đây là những nhóm thực phẩm cần có trong thực đơn ăn dặm của bé mà mẹ cần biết. Để có thể lựa chọn các thực phẩm và chế biến bữa ăn dặm vừa cân đối vừa đầy đủ chất cho bé là một việc không hề dễ dàng.
Những gì bé ăn uống trong giai đoạn này là nền tảng chủ chốt, đóng vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện của bé. Vậy mẹ cần chú ý những gì trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, cùng tham khảo bài viết dưới đây của latuste.com để có câu trả lời nhé!
Các nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ ăn dặm
Chất bột đường
Mẹ có thể bổ sung chất bột đường cho bé từ các loại ngũ cốc và củ như gạo, khoai môn, khoai lang, mì, bánh mì, miến, nui, bún, đường, bắp, bo bo… 1g carbohydrat cung cấp đến 4 Kcal năng lượng.
Vì thế đây là nhóm chất cung cấp năng lượng cho các chức năng và hoạt động quan trọng nhất của cơ thể. Bé cần chất bột đường để cấu tạo nên tế bào và các mô, hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ, đồng thời cũng điều hoạt động cơ thể và cung cấp lượng chất xơ cần thiết.
Chất đạm
Chất đạm sẽ giúp bé cấu tạo cơ bắp, hoàn thiện hệ miễn dịch. Giúp cơ thể bé chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đồng thời hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh giúp bé thông minh hơn.
Cũng giống như nhóm chất trên, đạm cũng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cứ 1g chất đạm cho 4Kcal năng lượng. Ngoài ra, đạm còn tham gia vận chuyển các dưỡng chất và điều hoà cân bằng nước. Mẹ có thể bổ sung đạm cho bé từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, các loại đậu, đậu nành, tàu hũ…
Bé 6 – 8 tháng tuổi cần được cung cấp khoảng 18 g đạm/ngày và bé từ 9- 11 tháng là 20 g đạm/ ngày. Vậy nên, để cung cấp đủ lương đạm cần thiết cho bé thì ngoài lượng đạm có trong sữa mẹ cần bổ sung thịt, cá, tôm, cua, trứng, các loại đậu đỗ … vào bữa ăn dặm cho bé, mẹ nhé.
Chất béo
Không những cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất. Chất béo còn giúp khơi gợi cơn thèm ăn cho bé. Đồng thời hỗ trợ cơ thể bé hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Vì vậy, mẹ nhớ thêm 2 muỗng canh (muỗng 5 ml) dầu ăn khi cho trẻ ăn dặm nha. Nhất là các loại dầu thiên nhiên như dầu mè, hoặc dầu ô liu, dầu đậu nành… sẽ rất tốt cho bé đấy.
Để bổ sung chất béo cho bé, mẹ có thể trực tiếp cho vào chén bột, cháo nóng nếu là dầu thực vật, dầu ô liu. Trường hợp là dầu hỗn hợp, mẹ nên thêm vào trong quá trình nấu nướng để dầu chín trước khi cho bé ăn.
Vitamin và khoáng chất
Thiếu vitamin và khoáng chất sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vitamin A giúp cho bé có đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Vitamin C giúp bé tăng sức đề kháng cùng các vitamin nhóm B hỗ trợ hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh. Thúc đẩy sự phát triển tế bào của cơ thể bé.
Săt cùng với protein tạo thành huyết sắc tố để vận chuyển oxy và CO2. Phòng bệnh thiếu máu thiếu săt. Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng của bé. Canxi để củng cố khung xương và răng bé thêm chắc khỏe.
Mẹ có thể bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé bằng các thực phẩm động vật như: thịt bò, thịt gà, cá, sữa … Hay các loai thực phẩm thực vật như: rau, củ, trái cây, ngũ cốc …. Bông cải xanh, đậu nành, quả bơ, trái cây tươi, sữa tươi, khoai tây, ngũ cốc và rau xanh… Khi cho trẻ ăn dặm, mẹ cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái. Không ép bé tránh dẫn đến tâm lý sợ hãi khi đến giờ ăn.
Ngoài những nhóm dưỡng chất trên, bé còn cần được bổ sung chất xơ để phòng tránh táo bón và béo phì. Chất xơ có nhiều trong các loại dâu, rau xanh, thực phẩm từ yến mạch, đậu xanh, đậu đen và đậu đỏ.
Cách chế biến thức ăn cho bé ăn dặm không bị mất dinh dưỡng
- Để giữ vitamin không bị hòa tan khi ngâm quá lâu trong nước như vitamin C… Mẹ nhớ rửa sạch các loại rau củ dưới vòi nước chảy.
- Chế biến như xắt, băm thưc phẩm ngay trước khi nấu mới tốt. Vì nếu để lâu dễ làm biến chất, mất vitamin…
- Mẹ chịu khó nấu mới mỗi lần cho bé ăn. Vì hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ hao hụt dưỡng chất trong thực phẩm.
Khi cho tập cho bé ăn dặm, lúc nào mình cũng đảm bảo trong chén bột hay cháo của con cần có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm. Đảm bảo đủ chất cho con yêu. Không tính giai đoạn đầu ăn dặm chỉ với một loại thực phẩm. Khi bé đã quen với nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Lúc đầu nên cho bé ăn từng lượng nhỏ rồi tăng dần lên cho đủ lượng.
Cách đơn giản và hiệu quả hơn là mẹ có thể cho bé dùng bột ăn dặm, dễ tiêu hóa. Bổ sung đầy đủ 21 vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt là kẽm, sắt, Vitamin D3, A, C.
Vậy là mẹ đã nắm rõ những nhóm chất dinh dưỡng cần có khi cho trẻ ăn rồi đúng không nào? Chúc mẹ sẽ thành công trong việc giúp bé hoàn thành ngoạn mục cột mốc ăn dặm quan trọng này nhé!