Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu rất quan trọng, nhất là giai đoạn 3 tháng cuối của thai kì. Nó giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh hơn. Vì vậy, phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng cuối này cần cung cấp những thực phẩm có nhiều dưỡng chất thiết yếu nhất cho thai.
Ở 3 tháng cuối thai kỳ này, thai nhi cần nhất là protein. Nhằm giúp bé sau khi sinh sẽ có cơ bắp khỏe mạnh và mô phát triển. Vì vậy lúc này mẹ bầu cần cung cấp các loại thực phẩm như thịt heo, gà, bò, sữa, các loại đậu,…
Cung cấp protein và sữa
Theo đó, lượng protein người mẹ cần cung cấp cho cơ thể là khoảng 70g mỗi ngày. Bổ sung protein cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Thực tế, những thực phẩm giàu protein cũng khá giàu sắt, khoáng chất cần thiết để ngăn ngừa thiếu máu; xuất huyết khi sinh và sinh non.
Các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa, phô mai và sữa chua cung cấp canxi cho sự phát triển răng và xương của trẻ. Trong trường hợp nếu người mẹ không đáp ứng nhu cầu canxi; thai nhi sẽ thiếu canxi từ cơ thể bạn, dẫn đến việc người mẹ sau sinh có nguy cơ loãng xương.
Thịt và trứng
Thịt là một nguồn protein tuyệt vời. Một nghiên cứu cho biết protein động vật trong thời kỳ mang thai là nguồn dinh dưỡng chính giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin B12 và sắt trong cơ thể; có thể dẫn đến nguy cơ sinh con nhẹ cân, tiền sản giật và não kém phát triển.
Trứng là nguồn cung cấp chính iốt, sắt, protein và DHA. Một nghiên cứu nói rằng iốt trong trứng có thể giúp ngăn ngừa cường giáp sau sinh. Và suy giáp ở trẻ sơ sinh cùng với các biến chứng thai kỳ như sẩy thai, dị tật bẩm sinh và tổn thương não.
Đậu phụ và các loại đậu
Đậu phụ là một nguồn giàu canxi. Một nghiên cứu cho biết, thiếu hụt canxi trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật và các tình trạng tăng huyết áp khác liên quan đến thai kỳ.
Các loại đậu là một phần quan trọng của chế độ ăn Địa Trung Hải cùng với trái cây, rau và sữa chua. Chúng cùng nhau giúp giảm nguy cơ sinh non, tiểu đường thai kỳ; béo phì ở trẻ sơ sinh và các biến chứng khi sinh con nặng cân.
Xà lách và hải sản
Các loại rau lá như rau diếp rất giàu folate, là một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Folate cũng đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển thích hợp của thai nhi.
Lượng hải sản tiêu thụ trung bình, khoảng 29g mỗi ngày hoặc 2-3 phần mỗi tuần trong thai kỳ; có thể làm giảm nguy cơ thai nhỏ so với tuổi thai. Mức tiêu thụ hải sản trung bình của bà mẹ (khoảng 450 g) mỗi tuần có thể làm tăng chỉ số thông minh của trẻ sơ sinh. Hải sản cũng rất giàu axit béo omega-3, protein, khoáng chất và vitamin D.
Hạt bí ngô và cà rốt
Hạt bí ngô là một nguồn cung cấp sắt và kẽm dồi dào. Ngoài ra, hàm lượng magiê cao trong hạt bí ngô giúp ngăn ngừa nguy cơ sinh non và giúp cơ thể hấp thụ canxi.
Cà rốt rất giàu vitamin A giúp tăng trưởng và phát triển mắt, da, răng và xương của em bé. Tiêu thụ khoảng 300 ml nước ép cà rốt trong ba tháng cuối của thai kỳ sẽ ngăn ngừa được nhiều biến chứng liên quan đến thai kỳ.z
Khoai lang
Khoai lang là thực phẩm hẳn không còn với chị em phụ nữ; đặc biệt là những ai có chế độ ăn kiêng. Bởi nó rất giàu chất xơ và nhiều dưỡng chất quan trọng khác như kẽm, sắt, magie, kali, natri, canxi, vitamin C, B1,… Chính vì vậy, việc ăn khoai lang mỗi ngày sẽ bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và thai nhi. Khoai lang còn chứa nhiều vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào máu; có tác dụng ngăn ngừa ốm nghén cho bà bầu hiệu quả.
Uống nhiều nước
Nước chiếm 70-75% cơ thể nên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Nước giúp duy trì nhiệt độ cơ thể và bài tiết các chất thải, giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời giữ nước cho cơ thể, đem lại sự tươi tắn, khỏe khoắn cho làn da.
Đặc biệt, cơ thể phụ nữ mang cần cung cấp nhiều nước hơn bình thường. Vì trong giai đoạn này lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Việc uống nhiều nước sẽ giúp giảm lượng đường huyết và nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.