Quả hồng loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, ngoài việc sử dụng theo cách thông thường, thì trong đông y loại quả này mang nhiều lợi ích đến sức khỏe. Giúp hỗ trợ trong việc điều trị nhiều bệnh như dị ứng, tiểu tiện ra máu, dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược, ho có đờm,…Chỉ cần một số công thức đơn giản bạn có thể có ngay bài thuốc trị bệnh. Tuy nhiên loại quả này không phù hợp với tất cả đối tượng và có những thực phẩm khác không nên ăn chung. Để biết và tránh những hậu quả không mong muốn với sức khỏe, hãy đọc bài viết sau của chúng tôi.
Những lợi ích của quả hồng với sức khỏe
Quả hồng là một trong những loại quả quen thuộc của người Việt Nam. Sau khi thu hái hồng thường được người dân ngâm với nước vôi trong để mất vị chát (hồng ngâm). Quả hồng ngâm có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao, nên hồng ngâm được dùng làm món ăn giải khát cho cơ thể và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Ngoài ra, theo đông y, quả hồng còn có công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội, trái hồng được gọi là “thị tử” có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất…Tai hồng là phần đài còn đính vào trái khô, được dùng làm thuốc với tên dược liệu là Thị đế được dùng làm thuốc.
Công thức trị bệnh bằng quả hồng
- Chữa nấc, đầy bụng: Thường dùng chữa nấc, đầy bụng, nôn ói, ợ hơi. Ngày dùng 8-16g sắc uống.
- Dị ứng: Lấy quả hồng còn xanh 500g, giã nát, thêm 1.500ml nước vào trộn đều, phơi nắng 7 này, bỏ bã, phơi tiếp trong 3 ngày nữa rót vào lọ dùng dần. Hàng ngày lấy bông thấm thuốc bôi vào chỗ da bị dị ứng 3 – 4 lần.
- Chữa viêm da lở loét: Lấy vỏ quả hồng 50g, đốt toàn tính, tán nhỏ, trộn với mỡ lợn bôi.
- Tiêu tiện ra máu: Lấy tai hồng đem đốt tồn tính, sau đó nghiền mịn, cất đi dùng dần. Ngày uống 2 lần vào lúc đói bụng, mỗi lần 6g, chiêu bột thuốc bằng nước cơm hoặc cháo loãng.
- Lưỡi, môi lở loét: Lấy phấn bám trên quả hồng 10g, bạc hà 5g, hai thứ trộn lẫn với nhau đem nghiền mịn, bôi vào chỗ môi bị lở, rất mau khỏi. Hoặc chỉ cần lấy bột phấn quả hồng ngày bôi 3 lần vào chỗ bị lở, vài ngày cũng sẽ khỏi.
- Làm thuốc bổ, chữa suy nhược, háo khát, ho có đờm: Quả hồng chín vừa hái trên cây, bỏ tai, gọt vỏ đem phơi nắng hay sấy khô, sau đó ép bẹp, ngâm vào rượu uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 15-25 g.
Những lưu ý khi sử dụng
Đối tượng không nên sử dụng
Những người bị đường huyết: Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate mà hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản. Nên sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến lượng đường huyết tăng lên.
Người có thể trạng kém: Những người bị tiêu chảy, người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu,…Cũng không nên ăn loại quả này.
Ngoài ra cần lưu ý không ăn lúc đói: Do thành phần tannin và pectin có trong quả hồng. Khi ở môi trường acid của dạ dày lúc bụng đói sẽ kết tụ lại. Những khối kết tụ này khi không xuống được ruột non thông qua môn vị. Sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi. Nếu chúng không được thải ra ngoài theo đường tự nhiên. Sẽ gây tắc nghẽn tại đường tiêu hóa và nhiều triệu chứng khác.
Lưu ý khi ăn cùng thực phẩm khác
Không ăn hồng với canh cua: Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau. Chất tannin và các thành phần khác có trong quả hồng có thể làm cho chất đạm trong thịt cua kết tủa rắn lại. Chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột, lên men rồi thối rữa. Từ đó gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài…
Không kết hợp quả hồng và thịt ngỗng: Thịt ngỗng là loại thực phẩm giàu protein chất lượng cao. Khi gặp tanin trong quả hồng, protein này dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày.
Không ăn hồng với khoai lang: Thành phần chủ yếu của khoai lang là tinh bột. Sau khi được đưa vào dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn acid dạ dày. Nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ xảy ra phản ứng kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này liên kết với nhau. Sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài. Từ đó hình thành sỏi trong dạ dày, đe dọa sức khỏe.